DẤU ẤN HÀ NỘI: Tiếp theo
Trước đây nhà riêng của TS Phan Tử Phùng ở phố Nguyễn An Ninh quận Hoàng Mai. Hơn hai năm nay chuyển về ở căn hộ tầng 7 chung cư cao cấp gần đó.
Hiện nay các con của Thầy đều đã có gia đình ở riêng. Căn hộ chung cư chỉ có vợ chồng Thầy ở.
Căn hộ khá rộng rãi sạch sẽ thoáng mát. Thầy bố trí một phòng làm việc mỗi khi đứng ở cửa sổ nhìn ra ngắm được toàn cảnh Hà Nội. Thầy rất thích. Cô Phương vợ Thầy nói với tôi: “Về đây ở Anh Phùng khỏe ra, thích lắm Anh Hiền ạ”.
Tôi có quá trình làm việc với Thầy Phùng gần 40 năm. Được làm việc được gần gũi Thầy, tôi học hỏi nhiều kiến thức, trưởng thành vững vàng về nhiều mặt. Thầy là một trí thức uyên bác, đọc viết nói thành thạo 6 ngoại ngữ. Thầy nói nhỏ nhẹ, khiêm tốn, là nhà khoa học tự nhiên nhưng Thầy rất “mê” văn học.
TS Phan Tử Phùng là một trong những thành viên thành lập Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam hiện nay, là người sáng lập Hội Kiều học Việt Nam và là chủ bút công trình đề nghị Nhà nước và tổ chức UNESCO tôn vinh Đại thi hào Nguyễn Du.
Mặc dù đã ở tuổi 92, hàng ngày TS Phan Tử Phùng vẫn ngồi trước máy tính viết bài gửi các tạp chí khoa học trong nước và thế giới. Thầy đang thực hiện công trình khoa học về nhà giáo Chu Văn An, về nhà thơ Nguyễn Bính, …
Trong phòng làm việc của Thầy, phía trước là bàn thờ gia tiên, bên cạnh đó là Bằng Huy Hiệu 60 năm tuổi Đảng, phía sau là tủ sách tổng hợp gồm các lĩnh vực với nhiều ngoại ngữ khác nhau.
Hiện nay TS Phan Tử Phùng đang là Chủ tịch Hội đồng tư vấn Trung tâm Phát triển Giáo dục và Truyền thông. Thầy cũng là một thành viên sáng lập.
Tiếp vợ chồng tôi ở nhà riêng hôm đó, trước khi ra về, Thầy dặn tôi: “Việc tặng quà học sinh vượt khó hiếu học như vừa qua Trung tâm ta đã làm tốt. Nhưng nếu có điều kiện ta có thể tổ chức xây dựng công trình văn hóa như thư viện, tượng đài tôn vinh, … tặng trường học để có sự ghi nhớ lâu dài, góp phần giáo dục trực quan sinh động, …”
(Còn tiếp)
NGÔ VĂN HIỀN